1. Tóm tắt nội dung môn học:
- Cung cấp cho học viên một số từ ngữ và cách diễn đạt liên quan đến một số chủ đề về kinh tế, xã hội.
- Rèn luyện cho học viên bốn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết trình độ C2 dựa trên các tình huống giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, trong công việc, trường học.
2. Yêu cầu đối với người học:
- Chuyên cần: tham dự tối thiểu 80% số buổi học trên lớp, nghỉ quá 20% số buổi học trên lớp sẽ không đủ điều kiện thi cuối kỳ.
- Tại lớp: tích cực tham gia các hoạt động xây dựng bài, làm việc nhóm; tập trung vào bài học.
- Ở nhà: có tinh thần tự học, tự giác làm bài tập về nhà, chủ động đọc tài liệu và chuẩn bị bài mới.
3. Tài liệu học tập:
- Giáo trình chính:
[1] Vũ Văn Thi, [2020], Tiếng Việt chuyên ngành 3: Kinh tế - Xã hôi (Giáo trình dành cho cử nhân ngành Việt Nam học), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
- Tài liệu tham khảo chính:
[2] Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), [2009], Thực hành tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[3] Trinh Cẩm Lan, Nguyên Khánh Hà, Hwang Gwi Yeo, [2004], Bài đọc tiếng Việt nâng cao, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
- Tài liệu tham khảo khác:
[4] Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), [2003], Từ điển ngữ pháp tiếng Việt cơ bản, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TPHCM.
5. Phân loại và phương pháp đánh giá kết quả học tập:
Phân loại
Tỷ trọng (%)
Phương pháp đánh giá
CLO1
CLO2
CLO3
Đánh giá quá trình 1
30
Bài tập quá trình
x
x
x
Kiểm tra giữa kỳ
20
Vấn đáp
x
x
x
Kiểm tra cuối kỳ
50
Báo cáo
x
x
x