1/ Mục tiêu môn học:
- Biết và hiểu được đặc trưng thống nhất của văn bản thông qua các đặc điểm cụ thể của băn bản; Nắm được các bước xây dựng văn bản.
- Phân tích mối tương quan giữa đầu đề và nội dung văn bản và mối tương quan giữa các đoạn văn trong văn bản. Từ đó biết cách tạo mối liên kết giữa các đoạn văn trong một văn bản. Bên cạnh đó, nhận biết được hình thức của một đoạn văn, tiến đến biết cách thể hiện hình thức một văn bản đầy đủ qua cách trình bày, thuyết trình (văn bản nói) hoặc cách thể hiện trên giấy (văn bản viết).
- Nhận thức đúng đắn về vai trò của văn bản hành chính và các loại văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế, quản trị để ngày càng có ý thức hoàn thiện khả năng soạn thảo văn bản của bản thân, hỗ trợ cho công việc tương lai.
- Rèn luyện thái độ trung thực, tích cực tham gia hoạt động nhóm; Nhận thức về vai trò quan trọng của việc cập nhật những thay đổi trong quy định hành chính về soạn thảo văn bản, phát hiện và điều chỉnh những sai sót trong những văn bản hành chính thông dụng; Có ý thức rèn luyện việc xây dựng những văn bản mang tính chính xác và chuẩn mực cao.
2/ Tóm tắt nội dung môn học:
Nội dung môn học liên quan đến phạm vi sử dụng văn bản và những thao tác thực hành văn bản như sau:
- Sử dụng văn bản mẫu để phân tích văn bản.
- Hướng phân tích văn bản: dùng phương pháp đối chiếu văn bản giúp SV nhận ra tính hoàn chỉnh, tính thống nhất trong văn bản; chỉ ra cho sinh viên thấy có các phong cách khác nhau là do phạm vi sử dụng văn bản quy định về tính nghi thức và không không nghi thức.
- Hướng xây dựng văn bản cụ thể: sinh viên sẽ được thực tập cách sử dụng các phương tiện liên kết đoạn văn trong văn bản; được hướng dẫn làm những bài tập định hướng viết như: lập đề cương văn bản, thực hiện văn bản, kiểm tra văn bản; học những kỹ năng phân tích và thực hành viết: câu chủ đề trong đoạn văn, tách và ghép đoạn văn, trình bày nội dung một đoạn văn tương ứng với các thể loại đề tài trong đoạn văn, tiến tới trình bày bố cục một văn bản.
3/ Yêu cầu đối với người học:
Chuyên cần:
- Tham dự tối thiểu 80% các buổi học lý thuyết, tham dự 100% buổi thực hành trực tiếp qua mạng sinh viên mới được phép dự thi kết thúc môn học.
- Làm bài tập và thảo luận trong giờ bài tập qua mạng hoặc bài tập ở nhà theo yêu cầu của môn học (Đọc thêm tài liệu liên quan đến môn học hoặc tham khảo tài liệu. Có hình thức kiểm tra).
Bắt buộc tham gia các hoạt động trên lớp:
- Đọc tài liệu tham khảo.
- Tham gia thuyết trình và thảo luận tại lớp theo yêu cầu của giảng viên.
Hoàn thành các bài tập về nhà:
- Thực hiện các bài tập theo yêu cầu của giảng viên
4/ Tài liệu học tập:
Giáo trình chính:
[1]. Lưu Kiếm Thanh (chủ biên), [2002], Giáo trình Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Tài liệu tham khảo chính:
[2]. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), [1997], Tiếng Việt thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Công Đức (chủ biên), [2003], Tiếng Việt thực hành và soạn thảo văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Tài liệu tham khảo khác:
[4]. Hà Quang Năng (chủ biên), [2007], Từ điển lỗi dùng từ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[5]. Cao Xuân Hạo, Lý Tùng Hiếu, Nguyễn Kiên Trường, Võ Xuân Trang, Trần Thị Tuyết Mai, [2005], Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục (tái bản), Nxb Khoa học xã hội, TP. Hồ Chí Minh.
5/ Hình thức đánh giá kết quả môn học:
Phân loại
Tỷ trọng (%)
Phương pháp đánh giá
Đánh giá quá trình 1
30
Bài tập quá trình
Kiểm tra giữa kỳ
20
Vấn đáp
Kiểm tra cuối kỳ
50
Tự luận